9 đặc điểm của Coder tồi!!!

Coder là một trong những nhân tố quan trọng của bất kỳ dự án IT nào. Dự án thành công hay tan nát phụ thuộc vào phần lớn vào họ. Bài viết này liệt kê những tính xấu của một coder tồi tệ.

1. Con Robot StackOverFlow

Khi lập trình, khi chương trình bị lỗi, điều đầu tiên mà họ nghĩ tới là “thỉnh giáo” cụ “Google”. Và hầu hết các lần “thỉnh cầu” như thế, cụ “Google” đều dẫn họ tìm đến nhà cụ”StackOverFlow”. Cụ ý sẽ xổ ra một đống mã, họ copy &paste đống “chân kinh” ấy theo kiểu chắp vá. Việc làm không có gì là xấu cả, “chân kinh” mà, thật tuyệt! Nhưng vấn đề ở chỗ, họ copy&paste mà không hiểu hết đoạn “chân kinh” ấy được sử dụng trong hoàn cảnh như nào, khi áp dụng vào chương trình sẽ sinh ra một loạt bug, mà sau này sẽ rất tốn thời gian để fix.

2. Kiểm thử

Phần lớn coder cho rằng “testing” là công việc chính của tester. Họ nghĩ là họ không cần thiết phải test lại code của họ. Nhưng trong thời đại nhà nhà phát triển phần mềm theo phương pháp Agile, thì đó là một tính xấu, rất xấu. Họ do dự khi phải tự test chính đoạn mã mà họ viết ra. Tuy nhiên, nếu như họ nghiêm túc kiểm tra code thật kỹ trong khi viết, họ sẽ tiết kiệm được rất nhiều effort của toàn dự án và có thể khiến sản phẩm của họ sạch sẽ và tốt hơn.

3. Tài liệu

Hầu hết coder cho rằng viết tài liệu trong và sau khi  code là công việc thật tẻ nhạt. Tuy nhiên, một phần mềm ngon lành không hẳn bao gồm những tính năng thú vị trong đó, mà nó còn phải được thiết kế sao cho nhiều người khác có thể hiểu và tái sử dụng được. Coder “không phải dạng vừa” là phải biết tạo tài liệu chính xác, càng chi tiết càng tốt.

4. Thực thi

Một vài coder xấu tính đưa ra những lời bào chữa khá là ngô nghê khi chương trình của họ không hoạt động đúng ý đồ. Mã xấu không phải nguồn gốc của vấn đề, vấn đề ở chỗ là lời bào chữa đó. Coder ngon sẽ cố gắng fix lỗi với thái độ tốt thay vì cố gắng đưa ra lời bào chữa, đổ lỗi do hoàn cảnh thế này thế kia.

5. Nghĩ ngắn

Một số coder dành sự quan tâm tối thiểu đến vòng đời một dự án IT. Họ code, unit test, fix bug, và deploy. Hết!. Họ là “thợ code” chính hiệu. Không vấn đề gì, họ là những coder khá tốt cho dự án để hoành thành công việc được giao, nhưng dự án không thể mong chờ chất lượng tốt nhất từ họ. Thứ mà họ quan tâm nhất là họ đã dành bao nhiêu thời gian vào dự án và dự án bao giờ thì kết thúc.

6. Đổ thừa

Một dự án bao gồm nhiều coder, đồng nghĩa với việc có nhiều cá tính, nhiều trường phái code khác nhau. Họ luôn cố gắng bảo vệ “tượng đài” của mình.” Cái này sai, không đúng”. “Do coder khác, không phải tôi”.” Coder khác đã commit nhầm code rồi”…Đổ lỗi cho coder khác là điều họ nghĩ đến đầu tiên khi gặp bug.

7. Độc đoán

Có một số coder cho rằng họ là trung tâm, là “trái tim” của dự án. Họ không bao giờ làm việc như một team. Họ luôn lấy ý tưởng và giải pháp của họ để giải quyết vấn đề của dự án. Họ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng của dự án

8. Cầu toàn

Phát triển phần mềm luôn phải chấp nhận rủi ro và thách thức. Một số coder “ngại” phải động chạm đến phần không liên quan lắm đến dự án. Họ cố gắng tránh ra khỏi vùng an toàn, tránh phải động đến hệ thống khác không thuộc trách nhiệm của mình. Xu hướng phát triển tốt là phải chấp nhận đương đầu với rủi ro và thách thức mới.

9. Bất cẩn

Coder quên không sao lưu hệ thống, hoặc deploy sản phẩm quá sớm. Hầu hết coder non trẻ đều bất cẩn. Họ sẽ cẩn thận hơn khi được tiếp xúc nhiều và nhuẫn nhuyễn với quy trình làm việc chuyên nghiệp.

in Tech


Đạo lập trình [5]